Những điều cần lưu ý trước và sau khi tiêm chủng vắc xin phòng ngừa COVID -19

Lượt xem:

Đọc bài viết

Chiều ngày 31/07/2021 giáo viên trường THCS Thị trấn sẽ được tiêm mũi 1 của vắc xin AstraZeneca (Vương quốc Anh) tại trường Mẫu giáo Thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

Theo Quyết định 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021, Bộ Y tế ban hành về Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 Trước khi tiêm, người tiêm cần hoàn thành phiếu đồng ý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong đó chú ý chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như: chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế để hoàn thành các phiếu.

Người sau khi tiêm chủng cần

– ở lại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút tại điểm tiêm để theo dõi sức khỏe. Nghe hướng dẫn của cán bộ y tế tự theo dõi tại nhà chặt chẽ trong vòng 24 giờ và tiếp tục theo dõi trong vòng 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu sau tiêm chủng về các dấu hiệu: toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm, thông báo cho nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường. trong đó chú ý: 

1) Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

2) Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng.

3) Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.

4) Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

5) Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có:

a. Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

b. Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.