Triển khai chuyên đề “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường”, tuyên truyền Luật trẻ em

Lượt xem:

Đọc bài viết

 Triển khai chuyên đề “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường”, tuyên truyền Luật trẻ em

Căn cứ chương trình công tác đội và phong trào thiếu nhi năm học 2024-2025; Sáng sinh hoạt dưới cờ tuần 16 ngày 23/12/2024 Liên đội tổ chức triển khai chuyên đề

“Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường”, tuyên truyền Luật trẻ em

Nội dung:

Chủ đề: “ Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường”

–  Chia  sẻ  những  câu  chuyện đẹp  về  tình  bạn trong môi trường  học đường, trong cuộc  sống, định hướng  việc  xây  dựng  tình  bạn đẹp  trong  học  sinh, qua đó  chia  sẽ,  trao đổi,  cổ  vũ những  thói  quen  tốt, hành động đẹp  trong  việc  phòng  chống  bạo  lực  học đường.  Bày  tỏ  quan điểm, suy nghĩ của  mình  về  bạo  lực  học đường,  về  tình  bạn  chân chính.

– Chia sẻ kiến thức pháp luật có liên quan đến hậu quả do bạo lực học đường gây
ra; kỹ năng xử lý tình huống để ngăn chặn bạo lực học đường hoặc tham gia giải quyết, đấu tranh với các hành vi bạo lực học đường

Luật trẻ em

Chủ đề: Quyền được bảo vệ của trẻ em

Điều 47. Các yêu cầu bảo vệ trẻ em

  1. Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ sau đây:
  2. a) Phòng ngừa;
  3. b) Hỗ trợ;
  4. c) Can thiệp.
  5. Bảo vệ trẻ em phải bảo đảm tính hệ thống, tính liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
  6. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
  7. Trẻ em được ưu tiên bảo vệ tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế. Việc đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội là biện pháp tạm thời khi các hình thức chăm sóc tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế không thực hiện được hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
  8. Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em phải được cung cấp thông tin, được tham gia ý kiến với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc ra quyết định can thiệp, hỗ trợ để bảo vệ trẻ em.
  9. Coi trọng phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; kịp thời can thiệp, giải quyết để giảm thiểu hậu quả; tích cực hỗ trợ để phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Qua nội dung trao đổi lấy ý kiến 50 em về vấn đề quyền lợi của bản thân khi đi học ở Nhà trường được bảo vệ như thế nào.

Chủ đề : Tìm hiểu về giới và giới tính

Khái niệm “giới” và “giới tính” được giải thích tại Điều 5 của Luật Bình đẳng giới, cụ thể là:

– Giới tính là khái niệm chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.

– Giới là khái niệm chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

Khái niệm giới và giới tính giúp ta phân biệt đặc điểm của phụ nữ và nam giới để hiểu rõ thực chất và cơ chế hình thành các đặc điểm đó. Sự khác nhau giữa “giới tính” và “giới”được thể hiện qua các nội dung sau:

– Giới tính là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về phương diện sinh học, có sẵn từ khi sinh ra, đồng nhất và không biến đổi (trừ trường hợp có sự can thiệp của y học). Ví dụ nam giới có thể làm thụ thai, phụ nữ có thể sinh con và cho con bú.

– Khác với giới tính, giới không mang tính bẩm sinh mà được hình thành trong quá trình sống, học tập của con người từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Nói cách khác, giới được thể hiện thông qua các hành vi được hình thành từ sự dạy dỗ và thu nhận từ gia đình, cộng đồng và xã hội, là vị trí, vai trò của nam và nữ mà xã hội mong muốn, kỳ vọng ở phụ nữ và nam giới liên quan đến các đặc điểm và năng lực nhằm xác định thế nào là một người nam giới hay một phụ nữ (hoặc trẻ em trai, trẻ em gái) trong một xã hội hay một nền văn hóa nhất định. Ví dụ: phụ nữ làm nội trợ, thêu thùa, chăm sóc con cái, nam giới xây dựng nhà cửa, làm kinh tế, chính trị,… Những hành vi này không phải là hành vi hay kỹ năng bẩm sinh mà do họ được xã hội, gia đình, cộng đồng dạy dỗ để làm việc đó vì xã hội cho rằng như vậy là phù hợp với thiên chức phụ nữ hoặc nam giới.